content

News - Events

content

null Giáo dục mở và Tài nguyên giáo dục mở: Lợi ích và tiếp cận đa phương

Ngày 4/10, tại Đại học Thăng Long, Hà Nội, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp cùng Hội Thư viện Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam tổ chức hội thảo “Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở”, với sự tham gia của đại diện hàng trăm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên cũng như các công ty dịch vụ và giải pháp nguồn mở , trong đó có NetNam – Thành viên tích cực của CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA).  

Trong bối cảnh chuyển đổi số bắt đầu diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và các nước trên thế giới, nhu cầu về dữ liệu mở đang dần trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với các trường đại học, thư viện – những đối tượng có nhu cầu rất lớn trong việc chia sẻ, trao đổi thông, truy cập các nguồn học liệu mở. Nhận thức được điều này, ngày 4/10, tại ĐH.Thăng Long, Hà Nội, Hội thảo "Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở" (OER 2019) đã được tổ chức nhằm trao đổi và thảo luận về các vấn đề xoay quanh Giáo dục mở và Tài nguyên giáo dục mở. 

Hội thảo "Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở" (OER 2019) đã được tổ chức nhằm trao đổi và thảo luận về các vấn đề xoay quanh Giáo dục mở và Tài nguyên giáo dục mở.

Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã đề cập đến khái niệm và tầm quan trọng của tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) đến nền giáo dục của Việt Nam. Theo đó, ta có thể hiểu, giáo dục mở là việc loại bỏ các rào cản tài chính, pháp lý và kỹ thuật để truy cập được tới các tài nguyên giáo dục. TNGDM là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được cấp một giấy phép mở. Bất kỳ ai cũng có thể hợp pháp và tự do sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và sử dụng lại chúng.

Việc phát triển và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam là rất cần thiết, bởi theo TS. Đỗ Văn Hùng, Phó chủ tịch Hội thư viện Việt Nam, việc tiếp cận đa phương đối với TNGDM ngoài chức năng giúp mọi người chia sẻ và trao đổi thông tin, còn bao gồm các lợi ích: Retain – Giữ lại vĩnh viễn các tài liệu, Reuse – Tái sử dụng tài liệu theo mục đích riêng, Revise – Chỉnh sửa tài liệu hoặc dịch ra ngôn ngữ khác, Remix – Kết hợp các tài liệu để tạo ra tác phẩm mới và Redistribute – Chia sẻ lại với người khác. Chỉ có giáo dục mở mới giúp mọi người tiếp cận được với nguồn tri thức rộng lớn với chi phí và thời gian nhỏ nhất và cũng là cách nhanh nhất để có được các kỹ năng cần thiết để sống, làm việc và học tập trong kỷ nguyên số.

Chỉ có giáo dục mở mới giúp mọi người tiếp cận được với nguồn tri thức rộng lớn với chi phí và thời gian nhỏ nhất.

Cũng trong hội thảo, đại diện NetNam – Thành viên tích cực của CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) và bà Trần Thị Hải Yến – Phó Giám đốc Thư viện KHCN quốc gia, Việt Nam đã có những hành động thiết thực để xây dựng nguồn dữ liệu KH&CN mở quốc gia. Theo đó, VinaREN - Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (Vietnam Research and Education Network) được Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia phối hợp cùng NetNam xây dựng duy trì và phát triển. VinaREN chính thức khai trương toàn quốc năm 2008, từ đó đến nay VinaREN đã không ngừng phát triển và mở rộng, khẳng định và xứng đáng với vai trò là Mạng nghiên cứu và đào tạo Quốc gia của Việt Nam. 

Đại diện NetNam chia sẻ về VinaREN - Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (Vietnam Research and Education Network).

VinaREN có đường truyền kết nối quốc tế Hà Nội – HongKong tốc độ cao, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam kết nối mạng tốc độ và hiệu năng cao với các trung tâm nghiên cứu và đào tạo trên thế giới nhằm chia sẻ thông tin khoa học công nghệ, thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo (thông qua công tác đào tạo qua mạng, y học từ xa, tính toán lưới, dự báo thời tiết và ứng phó với biến đổi khí hậu, v.v…).

Lê Quỳnh.

content