content

News - Events

content

null netMeeting đem đến trải nghiệm “mượt” tại cuộc họp giao ban Khối Công nghệ số - Bộ TT&TT

 

Ngày 3/6/2021, giải pháp họp trực tuyến netMeeting do Công ty cổ phần NetNam xây dựng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn làm nền tảng họp giao ban trực tuyến Khối Công nghệ số tháng 6. Được biết, Khối đã tổ chức họp theo hình thức phân tán với khoảng hơn 100 điểm cầu nhằm thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh thay vì họp trực tuyến tại 05 điểm cầu như trước.

Nguồn: Bộ TT&TT

Được biết đây là cuộc họp quan trọng của Khối Công nghệ số (Khối), do Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chủ trì, tổ chức định kỳ với sự tham gia của khoảng 500 là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CC,VC, NLĐ) trong Khối. Trước đây, cuộc họp sẽ diễn ra trực tuyến theo 5 điểm cầu: 03 điểm tại trụ sở Hà Nội (18 Nguyễn Du, 115 Trần Duy Hưng, 68 Dương Đình Nghệ), 01 điểm trụ sở tại Tp.Hồ Chí Minh và 01 điểm trụ sở tại Tp.Đà Nẵng. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tại cuộc họp giao ban Khối tháng 6, Bộ TT&TT quyết định lựa chọn giải pháp họp trực tuyến netMeeting là nền tảng để thực hiện họp giao ban phân tán, với số lượng các điểm cầu lên lên đến 100.

Kết quả, nhờ việc tối ưu ứng dụng công nghệ trong xử lý công việc tại cuộc họp giao ban tháng 6 của Khối đã giúp toàn bộ công việc điều hành, thực thi được diễn ra như “trong trạng thái bình thường mới”, đồng thời vẫn thực hiện nghiêm túc mọi quy định trong phòng, chống dịch Covid-19. netMeeting nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tham gia như chất lượng hình ảnh, âm thanh cuộc họp rõ nét, không bị gián đoạn, có đầy đủ các tính năng như tổ chức hội họp trực tuyến, không hạn chế số điểm tham gia, chia sẻ màn hình của tất cả các thành viên theo điều phối của người quản trị, trò chuyện riêng qua tính năng Chat, ghi lại nội dung cuộc họp…

Nguồn: Bộ TT&TT

netMeeting là giải pháp tư vấn, triển khai, tích hợp, hỗ trợ và bảo trì hệ thống họp trực tuyến (video conference) trên hạ tầng (bao gồm tài nguyên máy chủ và kết nối Internet) của khách hàng. Giải pháp được xây dựng với nhiều tùy chọn nền tảng khác nhau hướng tới đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, bảo mật, phù hợp với nhu cầu và chi phí đầu tư của khách hàng. netMeeting được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho cho khối các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Bên cạnh các tính năng ưu việt, netMeeting còn sở hữu lợi thế về hạ tầng máy chủ, cam kết ở mức cao nhất về bảo mật và an toàn thông tin cũng như văn hóa dịch vụ được đảm bảo bởi thương hiệu NetNam – ISP hàng đầu Việt Nam với hơn 26 năm kinh nghiệm  trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trực tuyến. Không những vậy, netMeeting còn có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống thương mại, dịch vụ mà Khách hàng sẵn có, từ đó giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, tổ chức mà vẫn linh hoạt đáp ứng được nhiều điểm cầu, người dùng tham gia. Có thể coi netMeeting là món đầu tư tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp trong trạng thái “bình thường mới”.

-------------------------------------------------------------------

 netMeeting là thương nhãn của NetNam thuộc liên minh CoMeet, được bảo trợ bởi Bộ TT&TT và Cục Tin học hóa. Liên minh CoMeet gồm 5 thành viên CMC TS, NetNam, iWay, FDS và DQN đều là những hội viên tích cực của Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA).

Chính thức được liên minh CoMeet ra mắt từ cuối tháng 04/2020, giải pháp họp trực tuyến netMeeting được xây dựng nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng các công cụ làm việc online trong đợt giãn cách xã hội do ảnh hưởng của COVID-19.  Trải qua hơn 1 năm hoạt động, thử nghiệm và không ngừng cải tiến, netMeeting đã có cơ hội được cung cấp trải nghiệm cho một số đơn vị cơ quan nhà nước cùng các sự kiện có yếu tố nước ngoài... và nhận được nhiều đánh giá tích cực, đáp ứng được nhu cầu cầu họp trực tuyến với hơn 100 điểm cầu.

Trong thời gian tới, netMeeting sẽ tiếp tục cải thiện và hoàn thiện dịch vụ để tiếp cận được thị trường một cách rộng rãi, giải quyết được đa dạng hơn “bài toán nhu cầu” của khách hàng cũng như làm chủ về công nghệ "Make In VietNam" theo định hướng của Bộ TT&TT.

Lê Quỳnh.

content